Trong quá trình sử dụng điện thoại, chắc hẳn một vài lần bạn sẽ phải mang thiết bị đi sửa chữa hay bảo hành. Vậy khi mang điện thoại đi sửa chữa hoặc bảo hành thì cần lưu ý những điều gì? Hãy tham khảo ngay kinh nghiệm sửa chữa điện thoại sau đây nhé.
Kinh nghiệm khi mang máy đi bảo hành.
Về vấn đề bảo hành thì phải dựa trên thỏa thuận và chính sách mà cửa hàng tư vấn cho bạn lúc bạn mua máy rồi, nhưng có một số lưu ý liên quan đến dữ liệu và những bảo mật cá nhân mà bạn cần phải biết để tránh những rủi do không đáng có => Tại Đây
Lưu ý: đa phần các cửa hàng sẽ tận dụng những lỗi liên quan đến ngoại hình như máy chầy xước, rơi cấn vỏ… hoặc máy bị dính nước để từ chối bảo hành máy của bạn, điều này thì không có gì sai nên trước khi đi bảo hành thì bạn nên xem kỹ ngoại hình của máy và chốt tình trạng máy với kỹ thuật tránh tình trạng cửa hàng nhận máy vào rồi hôm sau mới báo tình trạng ngoại hình của máy và từ trối bảo hành.
Kinh nghiệm đi sửa điện thoại smartphone tại cửa hàng.
1. Tự xác định lỗi và tham khảo nguyên nhân lỗi trước khi đi sửa chữa.
Trước khi mang điện thoại đi sửa chữa, bảo hành bạn cần dựa vào những biểu hiệu để xác định được lỗi cơ bản mà thiết bị mắc phải. Sau đó thử tra nguyên nhân và giá sửa chữa lỗi này trên thị trường.
Thực hiện điều này vì trong một số trường hợp, các trung tâm sửa chữa không uy tín có thể báo sai lỗi hoặc thêm lỗi, khai gian chi phí.
Ví dụ: điện thoại của bạn bị camera rung thì lỗi này là do mất từ tính trên camera nên thợ chỉ cần chèn thêm nam châm vào cạnh camera là xử lý được vấn đề. Nhưng motoj số đơn vị không uy tín sẽ báo hỏng main để có thể lấy được thêm chi phí sửa chữa.
2. Test các chức năng khác của máy trước khi đi sửa.
Với một số lõi như mất nguồn hay hỏng màn hình thì không thể test được chức năng nhưng một số lỗi mà máy vẫn hoạt động được để chúng ta kiểm tra các chức năng khác thì chúng ta nên kiểm tra toàn bộ chức năng của máy trước khi đem đi sửa.
Việc này sẽ giúp bạn khi nhận máy sửa để biết thợ sửa có làm phát sinh thêm nào nào trên máy điện thoại của bạn không.
3. Cách chọn cửa hàng sửa điện thoại.
Một số kinh nghiệm mà tôi đúc kết được khi tìm đơn vị sửa chữa là đơn vị nào chuyên gì thì có nhiều đồ đó như:
– Cửa hàng chuyên về sửa main họ sẽ có dụng cụ sửa main như: main xác nhiều, kính hiển vi, khò, hàn, mấy cấp nguồn….
– Cửa hàng bán máy và phụ kiện họ sẽ có nhiều máy trưng bày và phụ kiện các loại.
– Cửa hàng chuyên dép kính thì trên bàn sử chữa của họ sẽ có nhiều màn chờ đề ép.
Tuy tình trạng lỗi của máy mà bạn đã xác định ở bước 1 mà bạn cần phải chọn cửa hàng cho mình.
Lưu Ý: Cửa hàng mặt bằng càng to thì chi phí sửa sẽ càng nhiều, càng nhiều nhân viên thì máy của bạn có khả năng thành chuột bạch cho những thợ đang học nghề.
Quá trình sửa chữa máy điện thoại smartphone của bạn.
1. Yêu cần báo giá trước.
Công đoạn đầu tiên khi đến các trung tâm sửa chữa đó là các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra và báo lỗi cũng như chi phí sửa chữa chính xác. Nếu lỗi trùng khớp với dự đoán của bạn nhưng mức giá quá cao so với những gì bạn tìm hiểu mà của hàng không đưa ra được lời giải thích hợp lý bạn có thể từ chối sửa chữa.
2. Yêu cầu được ký tên nên linh kiện.
Trong trường hợp lỗi quá phức tạp mà trung tâm không thể tiến hành sửa chữa lấy ngay thì hãy yêu cầu chụp hình seri, ime và ký tên lên linh kiện để tránh trường hợp bị tráo đổi linh kiện khi bạn không có mặt. Ngoài ra, yêu cầu biên bản bàn giao nếu nơi sửa chữa không cung cấp.
Việc ký tên này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thợ lọc đồ chính hãng của máy bạn thay bằng những đồ linh kiện thay thế.
3. Nhận máy sau sửa chữa.
Một kinh nghiệm sửa chữa điện thoại khác là sau khi nhận lại máy, đừng về luôn mà hãy ở lại và kiểm tra kỹ lại máy kể cả phần mềm lẫn phần cứng. Đầu tiên, hãy quan sát bên ngoài xem máy có bị trầy xước – móp méo gì hay không.
Đối với phần mềm hãy test thử chức năng của linh kiện sửa chữa, tốt nhất nên sử dụng những phần mềm – ứng dụng hỗ trợ.
Nếu thấy chức nào nào bị lỗi phát sinh bạn nên yêu cầu thợ sửa kiểm tra lại ngay tránh tình trang mang máy về nhà rồi mới phát hiện thì cửa hàng sẽ không chịu tranh nhiệm cho lỗi phát sinh đó đâu nhé.
Một số lưu ý, kinh nghiệm khác khi sửa chữa điện thoại
Với những dòng máy có giá trị cao, không thể sửa chữa và lấy ngay trong ngày hãy yêu cầu biên bản kèm báo giá chi tiết.
Trước khi mang máy đi sửa chữa, hãy kiểm tra lại máy còn thời gian bảo hành hay không. Nếu còn hãy mang máy đến trung tâm bảo hành để được sửa chữa miễn phí.
Tuyệt đối không chọn sửa chữa tại bên trung gian vì rất khó giải quyết nếu thiết bị sảy ra vấn đề.
Lời kết:
Trên đây là một vài lời khuyên và kinh nghiệm sửa chữa điện thoại trước – trong và sau khi sửa chữa. Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, chúc bạn sửa chữa thiết bị thành công.